
Nhân quả dạy người tu hành
NỘI DUNG MÔ TẢ
Giới luật là một đạo đức, nếu chúng ta sống không biết cách xả tâm thì đạo đức kia chỉ là một thứ đạo đức giả, có nghĩa là ức chế tâm chịu đựng dưới hình thức giới luật. Mà đã ức chế tâm dưới mọi hình thức nào thì cũng có thể bị bệnh bại liệt thần kinh..
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày 16 tháng 11 năm 2000
NHÂN QUẢ DẠY NGƯỜI TU HÀNH
Diệu Hiền vấn đạo
Hỏi: Kính bạch Thầy! Từ khi thầy Thông Vân bệnh về Châu Đốc, sau ba, bốn ngày đầu thầy đã bình phục trí nhớ như cũ, chỉ có sức khỏe hơi kém. Từ khi bình phục, thầy giữ giới ăn một bữa trở lại và dạy chúng con theo đường lối của Hòa thượng: “Tâm như cục đất”. Thầy còn định cho Phật tử thọ Bát Quan Trai theo cách của Hòa thượng. Lúc nào tâm trí của thầy cũng hướng về Hòa thượng. Từ khi con theo thầy Thông Vân học đến nay, con thấy thầy hơn hẳn những vị thầy mà con đã biết, nhất là về giữ gìn giới luật.
Bạch Hòa thượng! Tại sao thầy ấy lại phải trả một cái quả nặng? (Trước đây vài năm, thầy cũng đã một thời gian bệnh như vậy). Bệnh này có còn tái phát nữa hay không? Và làm sao để dứt trừ nó được? Con hỏi là vì chúng con quý thương thầy Thông Vân, chứ không phải cầu Hòa thượng làm thầy bói. Mong Hòa thượng thương xót mà giải thích cho chúng con hiểu.
Đáp: Bệnh của thầy Thông Vân là bệnh thần kinh bại liệt do nghiệp căn đời trước. Đời trước thầy cũng dạy người tu thiền định nhưng lại là thiền định ức chế tâm nên có một số người thần kinh yếu kém, do sự tu tập ức chế tâm quá mạnh nên rối loạn thần kinh thành bệnh như thầy ấy hôm nay vậy.
Hiện giờ có một số người đang theo tu thiền Đông Độ, Mật tông và Tịnh Độ tông, họ đã bị bệnh thần kinh bại liệt nhưng chúng ta không biết là vì các chùa đều bưng bít.
Vấn đề quan trọng là ở chỗ nhân quả. Nếu trong đời sống tu hành chúng ta dạy người tu thiền mà có một người bị bệnh này thì chúng ta phải một lần trả quả thuộc về bệnh này, nếu có hai người bị bệnh thì phải trả quả hai lần, nếu có 3 người, 4 người, 5 người thì phải trả quả 3, 4, 5 lần bệnh này.
Cho nên, Thầy khuyên các con muốn tu hành thiền định thì hãy chọn cho kỹ lưỡng. Pháp nào ức chế tâm dừng vọng tưởng, tập trung quá mạnh thì không nên tu tập, nếu lỡ thần kinh yếu kém bị bệnh thì rất khổ cho mình và cho những người thân thương của mình.
Bệnh này khi nào thầy Thông Vân trả hết nghiệp thì không còn tái phát nữa.
Muốn dứt trừ bệnh này bằng cách chuyển nghiệp thì thầy Thông Vân phải dạy Phật tử tu tập thọ Bát Quan Trai xả tâm, chứ không nên dạy tu tập thọ Bát Quan Trai ức chế tâm. Đồng thời, thầy Thông Vân phải tu tập có đối tượng để xả tâm ly dục ly ác pháp, chứ không nên tu tập không đối tượng, vì tu tập không đối tượng thầy sẽ bị ức chế tâm và bệnh cũ tái phát. Tu tập như vậy có nghĩa là thầy sống tiếp duyên với mọi người bình thường, nhưng lúc nào cũng giữ gìn phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp, thường xuyên quán xét và đẩy lui các chướng ngại pháp. Tu tập rất bình thường nhưng lại không bị ức chế tâm, kết quả sẽ mang đến cho thầy một tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Nhờ sống chuyển nghiệp, dạy Phật tử tu tập Bát Quan Trai, biết cách phòng hộ và tu Tứ Niệm Xứ xả tâm thì bệnh thầy Thông Vân không bao giờ tái phát.
Pháp môn tu hành của Đức Phật là pháp môn xả tâm tham, sân, si, nhưng người tu không thiện xảo cũng sẽ bị ức chế tâm và như vậy là tu sai pháp.
Giới luật là một đạo đức, nếu chúng ta sống không biết cách xả tâm thì đạo đức kia chỉ là một thứ đạo đức giả, có nghĩa là ức chế tâm chịu đựng dưới hình thức giới luật. Mà đã ức chế tâm dưới mọi hình thức nào thì cũng có thể bị bệnh bại liệt thần kinh.
Thầy gửi lời thăm và chúc con vui mạnh, tu tập xả tâm tốt!
Kính thư
Thầy của các con
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Diệu Hiền
-
Thời gian
16/11/2000
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
6
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Giới luật là một đạo đức, nếu chúng ta sống không biết cách xả tâm thì đạo đức kia chỉ là một thứ đạo đức giả, có nghĩa là ức chế tâm chịu đựng dưới hình thức giới luật. Mà đã ức chế tâm dưới mọi hình thức nào thì cũng có thể bị bệnh bại liệt thần kinh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Pháp môn tu hành của Đức Phật là pháp môn xả tâm tham, sân, si, nhưng người tu không thiện xảo cũng sẽ bị ức chế tâm và như vậy là tu sai pháp.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Muốn dứt trừ bệnh này bằng cách chuyển nghiệp thì thầy T.V phải dạy Phật tử tu tập thọ Bát Quan Trai xả tâm, chứ không nên dạy tu tập thọ Bát Quan Trai ức chế tâm. Đồng thời, thầy Thông Vân phải tu tập có đối tượng để xả tâm ly dục ly ác pháp, chứ không nên tu tập không đối tượng, vì tu tập không đối tượng thầy sẽ bị ức chế tâm và bệnh cũ tái phát. Tu tập như vậy có nghĩa là thầy sống tiếp duyên với mọi người bình thường, nhưng lúc nào cũng giữ gìn phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp, thường xuyên quán xét và đẩy lui các chướng ngại pháp. Tu tập rất bình thường nhưng lại không bị ức chế tâm, kết quả sẽ mang đến cho thầy một tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Nhờ sống chuyển nghiệp, dạy Phật tử tu tập Bát Quan Trai, biết cách phòng hộ và tu Tứ Niệm Xứ xả tâm thì bệnh thầy Thông Vân không bao giờ tái phát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Cho nên, Thầy khuyên các con muốn tu hành thiền định thì hãy chọn cho kỹ lưỡng. Pháp nào ức chế tâm dừng vọng tưởng, tập trung quá mạnh thì không nên tu tập, nếu lỡ thần kinh yếu kém bị bệnh thì rất khổ cho mình và cho những người thân thương của mình.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vấn đề quan trọng là ở chỗ nhân quả. Nếu trong đời sống tu hành chúng ta dạy người tu thiền mà có một người bị bệnh này thì chúng ta phải một lần trả quả thuộc về bệnh này, nếu có hai người bị bệnh thì phải trả quả hai lần, nếu có 3 người, 4 người, 5 người thì phải trả quả 3, 4, 5 lần bệnh này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)