
Giải quyết gia đình để chuyển nhân quả tu tập
NỘI DUNG MÔ TẢ
Cho nên, lấy cảnh động, lấy cảnh ác pháp đó mà mình thực hiện xả tâm, mình thấy tâm mình an nhiên thì cái duyên mình xả được nó lại chuyển biến cho mình có được môi trường đi tới tu tập và gặp được chánh pháp rất tốt, bởi vì mình xả tâm là nó chuyển biến nhân quả.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 2004
GIẢI QUYẾT GIA ĐÌNH ĐỂ CHUYỂN NHÂN QUẢ TU TẬP
Còn về phần giải quyết gia đình, thật sự ra mấy con trình bày về gia đình thì Thầy thấy đó là điều khắc khoải nhất.
Khi gia đình chưa có chuyên nhất hướng đến chánh pháp của Phật thì có nhiều trái ngang, làm rất khổ tâm. Người đang ở trong hoàn cảnh đó thì chúng ta nên biết rằng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh nhưng không bị lôi cuốn, mà chúng ta vẫn giữ lập trường rất là vững vàng, và đồng thời muốn cho tâm mình không dao động thì mình thường tác ý: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si, tất cả các pháp nên bất động tâm!”. Con thường nhắc nó để mình vượt qua, mình chịu đựng chứ không còn cách nào hết, mình không chống họ.
Họ làm chướng ngại, như bây giờ ngồi ăn, nhưng họ phá mình, họ gắp miếng thịt bỏ vào chén mình coi mình có ăn không, nhưng mình không hề nói một tiếng nói nào hết. Họ gắp một miếng thịt họ bỏ vô thì mình lấy một cái đĩa khác mình bỏ miếng thịt đó ra, mình không bỏ lại cho họ ăn mà bỏ ra, rồi mình vẫn ăn cơm bình thường với những điều kiện cần thiết chay lạt của mình, mình không hề ăn thịt cá.
Bắt đầu bây giờ họ phá mình nữa, họ múc một miếng nước thịt, họ kho thịt mà, họ múc họ đổ trong chén cơm của mình, thì không, mình lấy một cái chén khác, mình xúc cơm khác mình ăn, cái chén này để lại, nhất định là giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, không hề nếm một miếng mùi, dù là miếng nước có thịt thì nhất định là tôi không ăn, bởi vì có sự đau khổ của chúng sanh.
Mình không nói một lời nói nào, họ làm riết rồi họ không làm gì được. Thầy nói, mình chiến thắng bằng cách bất bạo động, nghĩa là họ làm vậy thì mình cứ bỏ ra, chứ không phải làm vậy rồi mình ăn. Họ làm riết mình ăn riết thì cũng như họ rồi, thôi như vậy là hết tu, còn gì nữa! Cho nên, họ làm vậy thì mình lấy cái khác mình ăn, không hề hờn giận mà vui vẻ không nói một lời cộc cằn gì họ hết, mình không nói: “Đừng có làm vậy, đừng có này kia!”, mình đừng có cản, họ làm gì họ làm.
Họ đang chọc phá mình, họ đang lôi mình vào ác pháp mà mình vẫn thản nhiên, mình thấy đây là nhân quả, sanh ra vào môi trường không thuận cho mình tu hành thì mình chấp nhận trên này đi, nhưng mà ý đồ, ý muốn, ước vọng của mình là mình tin rằng một ngày nào đó mình sẽ xuất gia, do đó mình nỗ lực mình giữ gìn, mình tập luyện, mình xả tâm ngay trong gia đình của mình.
Mình xả tâm thấy tâm thanh thản trước những ác pháp đó, trước những nghịch cảnh đó thì khi mình vào chùa tu rất dễ, bởi vì nó có đối tượng xả. Còn bây giờ mình trốn vào chùa sớm thì mình chưa có xả tâm, mình bị ức chế, cho nên mình vào chùa trong cảnh yên tịnh chứ chưa hẳn đã tốt bằng.
Cho nên, lấy cảnh động, lấy cảnh ác pháp đó mà mình thực hiện xả tâm, mình thấy tâm mình an nhiên thì cái duyên mình xả được nó lại chuyển biến cho mình có được môi trường đi tới tu tập và gặp được chánh pháp rất tốt, bởi vì mình xả tâm là nó chuyển biến nhân quả.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Chuyển ngữ bởi
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Xuất bản tại
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
2004
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
6
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Dạ, con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏
Ban biên tập
“Cho nên, lấy cảnh động, lấy cảnh ác pháp đó mà mình thực hiện xả tâm, mình thấy tâm mình an nhiên thì cái duyên mình xả được nó lại chuyển biến cho mình có được môi trường đi tới tu tập và gặp được chánh pháp rất tốt, bởi vì mình xả tâm là nó chuyển biến nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Mình xả tâm thấy tâm thanh thản trước những ác pháp đó, trước những nghịch cảnh đó thì khi mình vào chùa tu rất dễ, bởi vì nó có đối tượng xả. Còn bây giờ mình trốn vào chùa sớm thì mình chưa có xả tâm, mình bị ức chế, cho nên mình vào chùa trong cảnh yên tịnh chứ chưa hẳn đã tốt bằng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Họ đang chọc phá mình, họ đang lôi mình vào ác pháp mà mình vẫn thản nhiên, mình thấy đây là nhân quả, sanh ra vào môi trường không thuận cho mình tu hành thì mình chấp nhận trên này đi, nhưng mà ý đồ, ý muốn, ước vọng của mình là mình tin rằng một ngày nào đó mình sẽ xuất gia, do đó mình nỗ lực mình giữ gìn, mình tập luyện, mình xả tâm ngay trong gia đình của mình.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Khi gia đình chưa có chuyên nhất hướng đến chánh pháp của Phật thì có nhiều trái ngang, làm rất khổ tâm. Người đang ở trong hoàn cảnh đó thì chúng ta nên biết rằng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh nhưng không bị lôi cuốn, mà chúng ta vẫn giữ lập trường rất là vững vàng, và đồng thời muốn cho tâm mình không dao động thì mình thường tác ý: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si, tất cả các pháp nên bất động tâm!”. Con thường nhắc nó để mình vượt qua, mình chịu đựng chứ không còn cách nào hết, mình không chống họ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)