Ấn bản điện tử liên quan
Quay lại Những đề mục định vô lậu: Nhân quả thảo mộc; Nhân quả thời tiết; Nhân quả vũ trụ; Đường đi nhân quả con người; Nhân quả thân hành; Nhân quả khẩu hành; Nhân quả ý hành; Đạo đức nhân bản – nhân quả; Quán thân vô thường; Quán các pháp vô thường; Quán vũ trụ vô thường; Quán thân bất tịnh; Quán thực phẩm bất tịnh; Quán từ tâm; Quán bi tâm; Quán hỷ tâm; Quán xả tâm.
Khi những cơn bệnh ngặt nghèo, nhớ các pháp con đã tu tập thì pháp Như Lý Tác Ý là trên hết. Vì thế con cứ ôm pháp này tác ý thì tâm sẽ bất động. Tâm sẽ bất động thì sẽ tương ưng với Phật và với Thầy. Khi con bỏ xác thân là con ở bên Phật, bên Thầy.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 3
Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này.
Pháp của Phật rất mầu nhiệm, nhưng tu tập phải tùy theo đặc tướng và tuổi tác mà thực hiện cho đúng pháp thì mới có kết quả. Pháp của con tu tập là pháp quét chướng ngại pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và các pháp. Hằng ngày, lúc đi, lúc làm việc, con nên nhắc tâm: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si cho thật sạch, vì tham, sân, si là đau khổ”.
Tu Định Vô Lậu diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp, mà sống độc cư trong thất hoặc nhập thất tu tập thì chẳng bao giờ có kết quả. Tu Định Vô Lậu chỉ có tu trong các đối tượng. Định Vô Lậu là tu trên nhân tướng, do đó người nào cũng phải tu như vậy. Định Vô Lậu không có đặc tướng riêng.
Quả A La Hán là quả bất động tâm trước ác pháp và cảm thọ, tâm họ vô lậu hoàn toàn. Người nào biết thương yêu và tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác với lòng yêu thương chân thật là người chứng quả A La Hán. Muốn nhận xét về một người chứng quả A La Hán thì chỉ ở gần bên người đó một thời gian nhận xét qua đức hạnh, giới luật của họ thì biết rõ.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 2
Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 11: Tổ chức khất thực – Đường đi nhân quả con người (nam)
Đầu tiên chúng ta giới thiệu về đường đi nhân quả của con người xuất phát từ ba nơi thân, khẩu, ý. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng phần rất rộng rãi, mênh mông. Nếu hiểu và triển khai được, thì tất cả hành động của chúng ta sẽ trở thành thiện, không còn ác nữa, tâm trở nên thanh tịnh, tức là ly dục ly ác pháp.
Lời huấn từ khi tiếp nhận giáo án
Này quý thầy, Thầy dạy giáo án này mục đích là cho quý thầy biết pháp nào là ác, pháp nào là thiện, để dứt bỏ pháp ác, tăng trưởng pháp thiện, chứ không phải để quý thầy thấy cái sai, cái đúng của thế gian, rồi bài bác, chống đối người khác... Hiểu như vậy mới biết được tâm trạng của Thầy khi giảng giáo án này.
Sanh ra làm người có bốn cái khổ mà ai cũng khắc khoải trong lòng, làm sao để thoát 4 nỗi khổ này? Đức Phật ra đời chỉ dạy cho chúng ta là quét sạch nó, nhưng chúng ta còn ngu si lắm, không dám buông bỏ ngũ triền cái, không dám đoạn dứt thất kiết sử nên loanh quanh luẩn quẩn trong vòng thương ghét, giận hờn và khổ đau, để rồi hết một kiếp người mà không thoát khỏi nanh vuốt của bọn quỷ vô thường sanh, già, bệnh, chết này.
Xả tâm, tu trong tưởng, nhân quả, duyên tu hành
Quý vị là cư sĩ còn tại gia, thì nên bắt đầu tu tập xả tâm bằng tri kiến biết “các pháp vô thường, vô ngã đều do nhân quả”. Khi mọi việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, thì quý vị nên thấy nó là nhân quả, là pháp vô thường, thì tâm quý vị sẽ được giải thoát ngay liền.
Tứ Thánh Định không ngoài Định Vô Lậu
Bốn Thánh định đều do Định Vô Lậu mà nhập được, ngoài Định Vô Lậu không có định nào nhập được. Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác chỉ là tu tập tỉnh thức để tâm thường ở trong chánh niệm để ngăn chặn và diệt tà niệm, tức là ly dục ly ác pháp.