Ấn bản điện tử liên quan
Quay lại Những đề mục định vô lậu: Nhân quả thảo mộc; Nhân quả thời tiết; Nhân quả vũ trụ; Đường đi nhân quả con người; Nhân quả thân hành; Nhân quả khẩu hành; Nhân quả ý hành; Đạo đức nhân bản – nhân quả; Quán thân vô thường; Quán các pháp vô thường; Quán vũ trụ vô thường; Quán thân bất tịnh; Quán thực phẩm bất tịnh; Quán từ tâm; Quán bi tâm; Quán hỷ tâm; Quán xả tâm.
Giải quyết gia đình để chuyển nhân quả tu tập
Cho nên, lấy cảnh động, lấy cảnh ác pháp đó mà mình thực hiện xả tâm, mình thấy tâm mình an nhiên thì cái duyên mình xả được nó lại chuyển biến cho mình có được môi trường đi tới tu tập và gặp được chánh pháp rất tốt, bởi vì mình xả tâm là nó chuyển biến nhân quả.
Xả tâm là có lợi ích lớn, còn ngồi thiền nhiều không có lợi ích, mất thì giờ. Vì tâm tham, sân, si còn nhiều lắm nên phải lo xả từng giây, từng phút, từng giờ.
Các pháp trên thế gian này đều vô thường, có pháp nào là của con đâu? Đừng vì một việc gì mà để tâm lo lắng, buồn phiền là tự làm khổ mình, hãy an vui là chuyển nhân quả. Nhân quả chỉ có im lặng như Thánh thì mới chuyển ác thành thiện.
Ở trong gia đình làm mọi việc vẫn tu tập giải thoát được. Bất cứ hoàn cảnh nào trong gia đình xảy ra, vui hay buồn con đều giữ tâm bất động, thanh thản là con đã giải thoát ngay trong đó rồi. Chỉ có tu tập như vậy thì ở đâu tu cũng tốt, cũng chứng đạo.
Đức Phật đã dạy: “Các con nên tự thắp đuốc lên mà đi”, đừng có thắp đuốc cho thiên hạ mà tâm mình sẽ bất an, dù là những người thân của mình. Tâm mọi người đang sống trong ác pháp mà đem lời nói thiện không đúng chỗ, đúng lúc cũng giống như mũi tên bắn vào tim họ, thế là họ phải phản ứng một cách phàm phu tục tử, ác chồng thêm ác để diệt những lời nói thiện của đối tượng. Cho nên, người làm thiện không đúng chỗ, đúng thời thì phải gánh chịu hậu quả cay đắng.
Bằng cách nào kiếp sau gặp được Phật pháp
Thọ Bát Quan Trai là phương pháp học làm Phật một ngày, chỉ một tháng có một ngày làm Phật thì đó là gieo duyên với Chánh Phật Pháp để kiếp sau còn có duyên gặp được Chánh Phật Pháp. Đức Phật ví dụ như cây cổ thụ kia, nó nghiêng về hướng nào thì bóng nó nghiêng về hướng nấy.
Như Đức Phật đã dạy: “Chết đây sinh kia”, nghĩa là chết phải đi tái sanh liền không có thời gian chờ đợi. Cháu chết là nó đã hết nợ với con mà cứ thương khóc hoài làm cho kiếp tái sinh của nó bất an, con có biết không? Thương là phải sống đúng 5 giới của Phật và ước cho cháu sinh lên gặp nhiều phước báu mới gọi là thương con.
Phật không chuyển nhân quả của người khác
Khi ra đời Đức Phật thường dạy mỗi người: “Các con phải tự thắp đuốc lên mà đi, Ta chỉ là một người hướng đạo mà thôi”. Cho nên, mỗi người phải tự cứu mình, Ngài không cứu cho ai được vì Ngài đã rõ luật nhân quả, ai làm ác thì phải gặt lấy những điều khổ đau; ai làm lành thì hưởng phước báu, không ai có thể giúp ai được.
Nếu sống đời đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh thì tâm hồn con thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là mục đích đạo đức giải thoát của Phật giáo cho những ai muốn thoát ra mọi sự khổ đau trong cuộc đời này, nhưng muốn sống được như vậy thì phải thông suốt đạo đức nhân bản - nhân quả.
Tin theo Phật giáo nhưng sao lại khổ đau?
Thử hỏi trước cái chết thảm thương của loài vật trong bàn tay của con người mà chính con người đã tận mắt nhìn thấy sự giãy giụa kêu la cầu cứu của loài vật, cảnh tượng ấy con người còn có chút lòng thương tâm không? Cả thế giới loài người đang khổ đau là vì loài người đã đánh mất lòng yêu thương của mình đối với sự sống của muôn loài. Quý vị có biết không?
Xả tâm, tu trong tưởng, nhân quả, duyên tu hành
Quý vị là cư sĩ còn tại gia, thì nên bắt đầu tu tập xả tâm bằng tri kiến biết “các pháp vô thường, vô ngã đều do nhân quả”. Khi mọi việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, thì quý vị nên thấy nó là nhân quả, là pháp vô thường, thì tâm quý vị sẽ được giải thoát ngay liền.