Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiGiải quyết gia đình để chuyển nhân quả tu tập
Cho nên, lấy cảnh động, lấy cảnh ác pháp đó mà mình thực hiện xả tâm, mình thấy tâm mình an nhiên thì cái duyên mình xả được nó lại chuyển biến cho mình có được môi trường đi tới tu tập và gặp được chánh pháp rất tốt, bởi vì mình xả tâm là nó chuyển biến nhân quả.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 3
Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này.
Ở trong gia đình làm mọi việc vẫn tu tập giải thoát được. Bất cứ hoàn cảnh nào trong gia đình xảy ra, vui hay buồn con đều giữ tâm bất động, thanh thản là con đã giải thoát ngay trong đó rồi. Chỉ có tu tập như vậy thì ở đâu tu cũng tốt, cũng chứng đạo.
Đức Phật đã dạy: “Các con nên tự thắp đuốc lên mà đi”, đừng có thắp đuốc cho thiên hạ mà tâm mình sẽ bất an, dù là những người thân của mình. Tâm mọi người đang sống trong ác pháp mà đem lời nói thiện không đúng chỗ, đúng lúc cũng giống như mũi tên bắn vào tim họ, thế là họ phải phản ứng một cách phàm phu tục tử, ác chồng thêm ác để diệt những lời nói thiện của đối tượng. Cho nên, người làm thiện không đúng chỗ, đúng thời thì phải gánh chịu hậu quả cay đắng.
Quả A La Hán là quả bất động tâm trước ác pháp và cảm thọ, tâm họ vô lậu hoàn toàn. Người nào biết thương yêu và tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác với lòng yêu thương chân thật là người chứng quả A La Hán. Muốn nhận xét về một người chứng quả A La Hán thì chỉ ở gần bên người đó một thời gian nhận xét qua đức hạnh, giới luật của họ thì biết rõ.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 2
Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng.
Nếu sống đời đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh thì tâm hồn con thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là mục đích đạo đức giải thoát của Phật giáo cho những ai muốn thoát ra mọi sự khổ đau trong cuộc đời này, nhưng muốn sống được như vậy thì phải thông suốt đạo đức nhân bản - nhân quả.
Với những người ác thì mình nên nhẫn nhục, không nên đương đầu với họ để khỏi trôi dạt trong nhân quả. Mình biết là không thể nào cảm hóa được họ thì thứ nhất là mình nên tránh xa; thứ hai là chuyển đổi tâm mình, đừng vì người đó mà mình buồn giận, phiền não, chịu đựng trong lòng, mình cố gắng xả tâm cho hết. Thì đó là chúng ta chuyển đổi nhân quả của tâm và hoàn cảnh.
Sau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian không?
Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1
“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Nhân quả quá khứ có chuyển được không?
Đạo đức sống không làm khổ mình không làm khổ người là một phước báu rất lớn cho những ai thực hiện nó. Không làm khổ mình khổ người là cách sống không gieo nhân ác trong hiện tại, do đó đã chấm dứt quả khổ trong tương lai. Như vậy, đạo đức không làm khổ mình khổ người là một phương pháp sống chuyển hóa nhân quả trong ba thời: hiện tại, vị lai và quá khứ.
Sống hiền lành nhưng bị con cái bạc đãi
“Có người sống trong ác pháp mà lại thiện pháp”, thì ông này đời trước sống trong ác pháp, mà ông lại gieo được nhân thiện pháp. Nhưng trong ác pháp đó nó tạo cái nhân quả ông còn nợ một số người, cho nên những đứa con mới xuất hiện để đòi nợ ông ta, luật nhân quả không thể tránh khỏi cái nợ. Vì vậy mà nó đến phá, nó bất hiếu, ông nói gì nó cũng không nghe.